+10 344 123 64 77
Showing posts with label Thuật ngữ. Show all posts
Showing posts with label Thuật ngữ. Show all posts

Saturday, December 26, 2015

Các liên kết nội bộ Internal link là gì ? Hiệu quả ra sao trong việc SEO website và nên thực hiện như thế nào ?



Hiểu đơn giản thì Internal link là những liên kết nội bộ qua lại giữa các trang trong một tên miền  .

Trên website, các công cụ tìm kiếm yêu cầu nhìn thấy nội dung để liệt kê các trang quan trọng nhất dựa trên các từ khóa được đưa ra. Các Spider Google cần được quyền truy cập để kiểm duyệt các hướng đi trong website, bằng cách này chúng có thể tìm được tất cả các trang con trên cùng 1 trang web.

Việc thiếu liên kết hay ẩn liên kết giữa các trang trong cùng một tên miền sẽ gây khó khăn cho các bot google trong việc tìm kiếm và  đánh giá trang web của bạn .

Ngược lại ,  xây dựng các Internal Link – Liên kết nội bộ một cách hợp lí  , khoa học và có chiến thuật sẽ giúp các bọ google thực hiện công việc của nó dễ dàng hơn và từ đó giúp bạn đạt được các hiệu quả SEO:

Thiết lập cấu trúc  và làm Menu cho trang web.
Hỗ trợ các yếu tố SEO Website :
-Tăng thứ hạng Ranking keyword.
-Tăng Chỉ số PR ( Page rank )
 -Tăng Chỉ số PA (Page Author). 
- Tăng Tốc độ index.

Ngoài ra các Internal link còn giúp bạn giữ chân người dùng ở lại trang web lâu hơn thông qua các nội dung liên kết nếu nó hấp dẫn người dùng , giảm tỉ lệ Bounce Rate .

Cấu trúc xây dựng Internal link Kim Tự Tháp.



Cấu trúc trang kim tự tháp là một cấu trúc phổ biến giúp Spider liệt kê các liên kết từ trang chủ đến bất kỳ trang nào trong website., cho phép Spider di chuyển xuyên suốt toàn bộ trang web và do đó tăng khả năng xếp hạng cho mỗi trang .


Các trang web nổi tiếng áp dụng cấu trúc này : Amazon.com ,IMDB.com, vv …

Tuesday, December 22, 2015

Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo VPS  là gì ? Tại sao phải dùng và những lợi ích nó mang lại ? Những ai nên sử dụng và dùng như thế nào ?


Trước tiên ta cần hiểu server là gì ?

Máy chủ (Server) là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet, có địa chỉ IP riêng , khả năng xử lý dữ liệu cao  và trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.

Về cơ bản máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều.
Máy chủ thường được dùng để lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường internet.

Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên internet, có thể thuê máy chủ ảo hoặc máy chủ riêng ở các nhà cung cấp và bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó


Phân loại máy chủ (Server)
Căn cứ theo phương pháp tạo  có ba loại máy chủ : Máy chủ ảo và máy chủ riêng và máy chủ đám mây.

Máy chủ riêng (Dedicated Server):  máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.

Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): là dạng  máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như một máy chủ riêng, nhưng chạy chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.

Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.

Điểm khác biệt của VPS

·         Chi phí thấp hơn nhiều so với thuê máy chủ vật lý.
·         Hoạt động hoàn toàn độc lập như máy chủ thật,toàn quyền quản trị máy chủ, tính bảo mật cao.
·         Có thể dùng để cấu hình Web server hoặc Mail server.
·         Cài đặt và nâng cấp nhanh chóng.( (HĐH ,CPU, RAM, HDD).
·     Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng. phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền của bạn. Chúc bạn thành công
·         Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.
·         Băng thông, lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng.
·        Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).

Hãy trang bị kiến thức cho bản thân trước khi ra quyết định để có thể lựa chọn dịch vụ cho thuê máy chủ phù hợp nhất với nhu cầu và túi tiền của bạn. Chúc bạn thành công .
Tỷ Lệ Bounce Rate là tỷ lệ % số lượng người dùng truy cập vào website của bạn  mà không xem bất kỳ 1 trang nào khác và thoát đi.


Công thức tính Tỷ lệ Bounce Rate (BR)
%BR =  X 100
Trong đó :
%BR là tỉ lệ  % Bounce Rate
a số lượng người dùng truy cập vào website của bạn  mà không xem bất kỳ 1 trang nào khác và thoát đi .
b là  tổng số lượng người dùng truy cập vào website của bạn .

VD: Website của bạn tổng cộng có 100 visitors, trong đó có 1 người sẽ tiếp tục xem các trang tiếp theo còn 99 người thì không, và theo cách tinh đó Bounce Rate có tỉ lệ là 99%.


Tỷ lệ BR  thấp có nghĩa là tỉ lệ người truy cập  tìm thấy thông tin hữu ích trên website của bạn  nhiều và website của bạn có chất lượng thông tin cao . Đây sẽ là 1 tiêu chí để google đánh giá và xếp hạng website của bạn .
Ngoài ra tỷ lệ BR thấp sẽ thu hút các nhà quảng cáo đặt banner và tạo thêm thu nhập cho trang web của bạn .

Làm thế nào để giảm tỉ lệ Bounce Rate ?


Đầu tư nội dung
 Hãy thiết kế trang web hợp lí , khoa học và dễ theo giỏi . Đầu tư những bài viết thu hút  mang lại giá trị thật sự cho người dùng ( Bạn có thể tham khảo Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO ) . Thực hiện một số nghiên cứu để xem những từ khóa người dùng đang quan tâm để và đưa chúng vào bài viết để kéo traffic vào trang của bạn .

Internal Link
Tận dụng  Internal Links vào các từ khóa gợi tò mò và phù hợp trên bài viết  có thể sẽ giúp  bạn giữ chân khách truy cập ở lại site lâu hơn.
Giả sử, khách truy cập site của bạn đang đọc 1 chủ đề nào đó và có 1 từ khóa thuật ngữ khiến mà họ chưa biết hay chưa nắm rõ sẽ khiến họ click vào liên kết đó và ở lại site lâu hơn .

Từ khóa Tagging
Tạo ra các bài viết liên quan bằng việc tagging hoặc các từ khóa thích hợp, điều này có công dụng rất lớn trong việc cung cấp một danh sách các bài viết bổ sung có liên quan đến chủ đề bài viết hiện tại của bạn.

Seo Hosting
Người dùng sẽ cảm thấy rất khó chịu khi trang web của bạn load quá lâu . Vì thế hãy tăng tỉ lệ truy cập web site của mình lên bằng cách cải thiện lại Seo hosting .


SEO Onpage là quá trình tối ưu hóa nội dung website để cho thân thiện hơn với các Search Engine, nó là nền tảng và quyết định tính lâu dài trong dịch vụ SEO.


Một Website tốt cần tối ưu cơ bản các vấn đề sau :

Tối ưu các thẻ
–Title
–Meta keywords
–Meta description
–h1, h2, h3
–SEO Friendly ( Đường dẫn thân thiện )
–ALT, dung lượng, trong hình ảnh

Tối ưu mật độ từ khóa ( keywords density )
Tối ưu External link ( link trỏ ra ngoài )
Tối ưu Internal link

Xây dựng sitemap cho website
Tốc độ load website nhanh

Khi bạn đã tối ưu hết tất cả các vấn đề nêu trên, một yêu cầu rất quan trọng trong SEO nữa là giao diện và nội dung phải phù hợp ,có giá trị cho người dùng , được trình bày rõ ràng để thu hút lượt truy cập và ở lại trang của bạn .

Chúc các bạn thành công

Tham khảo seo offpage :